Thiên Tướng ở cung Thiên Di thì có ý nghĩa gì?

Thiên Tướng thủ cung thiên di, trong các tình hình thông thường đểu cát lợi, chủ về nhờ gần gũi bậc quyền quý mà đắc lợi. Được Thiên Khôi và Thiên Việt giáp cung, hoặc đồng độ hay tương hội, là được người đề bạt, giúp đỡ; nhưng chi lợi về hợp tác với người khác, hoặc lui về vị trí phó, không nên lộ sự sắc xảo, không nên khoe tài, nếu không sẽ bị người ta bài xích, chèn ép.


Thiên Tướng được cát hóa và có Lộc Tồn, Thiên Khôi, Thiên Việt, Tả Phụ, Hữu Bật hội họp, đều chủ về có thể sáng lập sự nghiệp ở tha hương; cũng thích hợp làm việc trong chính giới, hay trong các công ti lớn.
Thiên Tướng ở cung thiên di, nếu thuộc loại “Hình kị giáp ấn”, thì rất bất lợi về thiên di; nếu gặp Kình Dương và Đà La giáp cung, Hỏa Tinh và Linh Tinh giáp cung, Địa Không và Địa Kiếp giáp cung, hoặc có các sao sát, hình, hao hội hợp, nhẹ thì chủ về ở tha hương bị người ta bài xích, chèn ép; nặng thì thiên di đất lạ sẽ chuốc tai họa lao ngục.

Thiên Tướng được “Tài ấm giáp ấn”, hoặc được lục cát tinh giáp cung (tức Thiên Khôi và Thiên Việt giáp cung, Tả Phụ và Hữu Bật giáp cung, Văn Xương và Văn Khúc giáp cung), hay Lộc, Quyền, Khoa giáp cung, “Tử Vi, Thiên Phủ” giáp cung, “Thái Dương, Thái Âm” giáp cung, đều chủ về ở tha hương đắc lợi. Có điều tình hình cụ thể thì bất nhất. “Tài ấm giáp ấn” chủ về có sẵn cơ hội; Thiên Khôi và Thiên Việt giáp cung chủ về có người dìu dắt, giúp đỡ; Tả Phụ và Hữu Bật giáp cung chủ về có người phò tá; Văn Xương và Văn Khúc giáp cung chủ về sự tình thuận lợi; Lộc và Khoa giáp cung chủ về đắc tài lộc, quyền lực, danh vọng; “Tử Vi, Thiên Phủ” giáp cung chủ về được người ta trọng dụng; “Thái Dương, Thái Âm” giáp cung chủ về biến động thay đổi thì đắc lợi. Trên chỉ là các nguyên tắc thông thường, tình huống thực tế cần phải xem các sao phân bố cụ thể mà định.

Đại khái là, Thiên Tướng gặp sao cát giáp cung thì phần nhiều có duyên với người, gặp sao hung giáp cung sẽ chủ về bị cô lập. Nhưng nếu Văn Xương và Văn Khúc giáp cung, mà Thiên Tướng lại đồng cung với các sao đào hoa, sẽ chủ về ở tha hương giao du nhiều bạn tửu sắc; Kình Dương và Đà La giáp cung mà Lộc Tồn trùng điệp Hóa Lộc, chỉ chủ về bị tiểu nhân đố kị, hoặc bị tiểu nhân bao vây.
Thiên Tướng đồng độ với Liêm Trinh, kết cấu cơ bản là bất lợi về thiên di; gặp các sao sát, kị, không, kiếp, hình, hao thì chuốc thị phi, nếu nặng sẽ dính dáng đến kiện tụng.

“Liêm Trinh, Thiên Tướng” thủ cung thiên di, nếu cung mệnh là Phá Quân Hóa Quyền, mà Liêm Trinh lại Hóa Lộc, ở thời hiện đại, thường thường có thể tạo dựng sự nghiệp ở hai nơi. Nếu Liêm Trinh Hóa Kị, thì nên ở yên nơi sinh ra.

“Vũ Khúc, Thiên Tướng” ở cung thiên di, gặp cát tinh, thì lợi về thiên di đất lạ, kinh doanh làm ăn; thường chủ về gặp cơ hội đắc ý bất ngờ. Gặp Thiên Khôi, Thiên Việt, hoặc được “Tài ấm giáp ấn” thì càng có lợi.
“Vũ Khúc, Thiên Tướng” ở cung thiên di, mà Vũ Khúc Hóa Kị, hoặc hội Liêm Trinh Hóa Kị, hoặc hội Thiên Phủ là “kho lộ”, “kho trống”, hoặc bị “Hình kị giáp ấn”, đều chủ về ở tha hương gặp tai họa, nặng thì chết ở nước ngoài (hoặc nơi xa).

“Tử Vi, Thiên Tướng” thủ cung thiên di, không gặp các sao sát, kị, thì đại lợi về thiên di, ở tha hương được người ta kính trọng, dễ tạo dựng sự nghiệp. Nếu gặp các sao sát, kị thì chuốc đố kị, thị phi.
Thiên Tướng có “Vũ Khúc, Phá Quân” vây chiếu, thiên di khá bẩt lợi; không được cát hóa mà chỉ gặp cát tinh, cũng chủ về chìm nổi ở tha hương; cần phải được cát hóa và có sao cát tụ tập, mới chủ về phát đạt ở tha hương.

Thiên Tướng đối nhau với “Tử Vi, Phá Quân”, nếu nguyên cục là Tham Lang Hóa Lộc, chủ về động tĩnh đều lợi; Tử Vi Hóa Quyền ở nguyên cục, thì nên rời khỏi quê hương để phát triển.
Thiên Tướng đối nhau với “Liêm Trinh, Phá Quân”, chính diệu giáp cung Thiên Tướng đã có tính chất chia li, cho nên thông thường chủ về sống cô lập ở tha hương; trừ phi Thiên Tướng hội Thiên Phủ có Lộc Tồn, Thiên Mã, nếu không sẽ bất lợi về thiên di.

Đến lưu niên Thiên Tướng thủ cung thiên di; có Hóa Tinh, Linh Tinh chiếu xạ; có Lưu Dương, Bạch Hổ, Quan Phù nhập cung, chủ về phạm pháp ở tha hương.

Nếu thấy hay, hãy chia sẻ!
Đường dẫn đến bài viết
Bài trước

Thái Dương ở cung Phúc Đức có ý nghĩa gì?

Bài sau

Vũ Khúc ở cung Phúc Đức thì có ý nghĩa gì?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đọc tiếp